Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Xét nghiệm ADN là gì, xét nghiệm ADN có chính xác không?

 1. Xét nghiệm ADN là gì?

ADN (DNA) được viết tắt của Axit DeoxyriboNucleic. ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế báo và trên các nhiễm sắc thể, có nhiệm vụ lưu trữ thông tin di truyền của sinh vật. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền gọi là GEN. Theo di truyền học thì ADN của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ mẹ và một nửa từ bố, quy định đặc điểm riêng biệt của từng cá thể.

Xét nghiệm adn là gì?


Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm DNA là phép xét nghiệm dùng ADN có trong các tế bào của cơ thể để xác định quan hệ huyết thống. Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.

2. Xét nghiệm ADN chính xác tới mức nào? 

Việc giám định và xét nghiệm ADN để xác định huyết thống là phương pháp tối ưu và chuẩn xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.


Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%. Tức là: Nếu giữa 2 mẫu so sánh có sự khác biệt thì tuyệt đối 2 mẫu này không có quan hệ huyết thống. Kết quả như vậy là hoàn toàn chắc chắn.

Nếu hai người đàn ông nghi vấn là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm DNA không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.

3. Mẫu nào có thể làm xét nghiệm được?

Có thể tiến hành xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ huyết thống với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào bên niêm mạc miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn, xương, răng vv... Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.

4. Giới hạn về tuổi cho người tham gia xét nghiệm

Vì hệ gen của từng người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, nên xét nghiệm huyết thống được tiến hành ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí trên mẫu vật lấy từ trẻ chưa sinh (nước ối có chứa các tế bào của thai nhi). Đối với trẻ nhỏ, việc thu mẫu cần được tiến hành bởi người lớn theo sự chỉ dẫn.


Xét nghiệm dna có chính xác không?




5. Nếu có 2 người được cho là cha có quan hệ huyết thống thì sao? 

Nếu xảy ra trường hợp này, tốt nhất nên xét nghiệm ADN cho cả hai người cha nghi vấn. Thực tế, hai người có cùng huyết thống nhưng hệ alen vẫn có những khác nhau (ngoại trừ sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên  nên có mẫu vật của người mẹ sinh học (người mẹ thật) trong xét nghiệm.

6. Mẫu vật được thu thập như thế nào? 

Để nhanh chóng, thuận lợi và an toàn cho bất kỳ độ tuổi nào,  khuyến khích khách hàng dùng mẫu vật là tóc (có gốc) hoặc tế bào niêm mạc miệng (xem thêm hướng dẫn thu thập mẫu vật) Với tất cả các loại mẫu vật từ cùng một người đều cho kết quả xét nghiệm ADN chính xác như nhau.

7. Khi nào tôi có kết quả xét nghiệm ADN?

Thời gian trung bình từ 2-3 ngày, không kể ngày nghỉ, thứ 7, Chủ Nhật. Trong một số trường hợp đặc biệt: 24 giờ

8. Kết quả xét nghiệm ADN có ý nghĩa gì?  

- Xét nghiệm ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống trong các vụ việc dân sự ( tìm bố-con, xác định quyền làm cha, trách nhiệm nuôi con trong hoặc ngoài giá thú, thất lạc người thân vv…). Giám định ADN với mục đích xin thị thực di dân.
- Xét nghiệm ADN trong các vụ án hình sự ( xác định danh tính nạn nhân, hung thủ hiếp dâm, giết người vv…).
- Xét nghiệm ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, mồ mả thân nhân bị thất lạc hoặc tranh chấp, nạn nhân chết trong thiên tai thảm họa.
- Xây dựng thẻ ADN cá nhân ( Chứng minh thư ADN), tàng thư ADN.